
Như trên chúng tôi đã nói đến, công nghệ sơn tĩnh điện rất đơn giản, không cần qua đào tạo chuyên nghiệp cũng hoàn toàn có thể thực ...
Ưu điểm của sơn tĩnh điện
Trên thực tế, trong quá trình sử dụng, nhiều người đã nhận ra rằng 99% sơn dư được tái sử dụng triệt để (bột sơn dư trong quá trình phun sơn được thu hồi để sử dụng lại) và cũng không cần sơn lót nên công nghệ sơn tĩnh điện giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí và thời gian thi công. Ngoài ra, thời gian đưa sản phẩm vào sử dụng cũng được rút ngắn lại bởi khi được phủ lớp sơn tĩnh điện cuối cùng, sản phẩm chỉ mất 20 phút bảo dưỡng là có thể sẵn sàng đưa vào hoạt động. Trong khi đó, với các loại sơn thông thường, sẽ phải mất nhiều ngày để lớp sơn khô và sản phẩm thích ứng được với môi trường.
Với đặc tính đơn giản, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng sơn tĩnh điện rất dễ dàng. Quy trình sơn có thể được thực hiện tự động hóa dễ dàng (dùng hệ thống phun sơn bằng súng tự động) giúp tiết kiệm rất nhiều nhân công. Bột sơn cũng rất dễ dàng vệ sinh khi vô tình bám lên người hoặc các thiết bị khác trong quá trình thi công mà không cần dùng bất cứ loại dung môi nào như đối với sơn nước.
Công nghệ sơn tĩnh điện được đánh giá là tạo ra lớp sơn phủ dày gấp đôi so với các loại sơn khác nên thường có tuổi thọ thành phẩm lâu dài, có độ bóng cao, màu sắc chuẩn và rất phong phú. Lớp sơn tĩnh điện có chất lượng tốt sẽ rất bền bỉ, không bị ăn mòn bởi hóa chất hoặc bị ảnh hưởng của tác nhân hóa học hay thời tiết trong thời gian dài.
Tác dụng của sơn tĩnh điện là để ngăn cản không khí và hơi ẩm tiếp xúc với bề mặt kim loại để hạn chế quá trình oxy hóa và ăn mòn điện hóa vật sơn. Việc kết hợp các chất màu ở các lớp sơn không chỉ với mục đích trang trí mà còn có tác dụng bảo vệ kim loại. Tác dụng bảo vệ bề mặt kim loại ở đây đến từ khả năng ức chế các tác nhân ăn mòn kim loại của các chất trong bột màu. Các chất có khả năng ức chế thường là ion của các kim loại như Zn, Mg, Pb, Ni, Cr, Na, K, P...
Thành phần chủ yếu của bột sơn tĩnh điện là nhựa, bột màu và chất phụ gia, bột sơn là 1 chất rắn và không dễ bay hơi trong không khí, do đó, nó hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe, không như các loại sơn thông thường có chứa dung môi độc hại và hợp chất hữu cơ dễ bay hơi. Khi thao tác sơn, người thợ sơn hoàn toàn có thể tránh tiếp xúc trực tiếp với bột sơn bằng những biện pháp phòng hộ lao động đơn giản như sử dụng khẩu trang, găng tay, kính chắn, mặc quần áo dài...
Vì sơn tĩnh điện không có dung môi hay hợp chất hữu cơ nên nó cũng không gây hại cho môi trường trong quá trình thi công. Chất thải của sơn tĩnh điện được xếp vào nhóm ít nguy hại và có thể được xử lý trong bãi rác. Trong khi đó, các loại sơn thông thường có chứa các hóa chất độc hại đã được chứng minh làm suy thoái ozon và tạo ra chất thải nguy hại cần được xử lý bằng quy trình đặc biệt.
Như trên chúng tôi đã nói đến, công nghệ sơn tĩnh điện rất đơn giản, không cần qua đào tạo chuyên nghiệp cũng hoàn toàn có thể thực ...
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường nghe đến những sản phẩm là có sơn tĩnh điện, tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng biết loại sơn đó là ...
Ngày nay, nhu cầu làm đẹp cho ngôi nhà của chúng ra ngày càng cao. Ngoài thời gian đi làm, thời gian còn lại, chúng ta muốn ở nhà tận hưởng ...
Sơn tĩnh điện được sử dụng rộng rãi trên các thiết bị, máy móc có cấu tạo kim loại từ trong gia đình đến môi trường công nghiệp
Ngày nay, những mẫu lan can ban công sắt trở nên quen thuộc trong những không gian kiến trúc Việt bởi tính hiện đại, thẩm mỹ và sự đa dạng kiểu dáng, chủng ...
Từ xưa đã có câu rằng: Giàu cầu thang – sang nhà bếp quan niệm này không hề sai, vì trong một ngôi nhà nếu cầu thang nằm ở nơi hợp lí chủ ...
Sản phẩm
Tin xem nhiều nhất
Thống kê online
Trực tuyến: 0000025
Lượt truy cập: 0642578